Lượt xem: ..

Lỗi biến tần thường gặp và cách nhận diện chúng

Ứng dụng biến tần điều khiển động cơ

Ứng dụng biến tần để điều khiển tốc độ động cơ điện bằng cách thay đổi tần số và điện áp

Biến tần, hay còn gọi là inverter, là thiết bị điều khiển tốc độ của động cơ điện thông qua việc điều chỉnh tần số và điện áp cung cấp.
Tốc độ hoạt động của động cơ được xác định bởi tần số mà biến tần cung cấp; tần số cao hơn dẫn đến tốc độ quay nhanh hơn của động cơ. 
Biến tần không chỉ có khả năng tăng tốc độ cho phù hợp với yêu cầu của tải động cơ, mà còn có thể giảm tốc độ một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thay đổi về tốc độ trong quá trình vận hành, mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm năng lượng.

Biến tần cho mọi ứng dụng

Biến tần hoạt động như thế nào?

Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều đi qua bộ diot cầu chỉnh lưu biến đổi dòng điện xoay chiều (AC / DC) thành dòng điện một chiều.

Biến tần

Sau khi chuyển đổi thành dòng điện một chiều, dòng điện sẽ đi qua một tụ lọc điện áp xoay chiều sau khi đã được chỉnh lưu (loại bỏ pha âm) thành điện áp một chiều bằng phẳng.

điện áp một chiều bằng phẳng

Cuối cùng, điện áp một chiều này được biến đổi nghịch lưu (DC / AC) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng nhau thông qua transistor lưỡng cực có cổng cách ly bằng phương pháp điều chế độ rộng xung.

biến đổi nghịch lưu thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng

Phương pháp điều xung PWM (Pulse Width Modulation) là là phương pháp điều chế dựa trên sự thay đổi độ rộng của chuỗi xung vuông, dẫn đến sự thay đổi điện áp ra.

Sử dụng phương pháp điều chế độ rộng xung trong biến tần giúp khiển độ nhanh chậm của động cơ hoặc là sử dụng để điều khiển sự ổn định tốc độ động cơ.

ổn định tốc độ động cơ

Nhận diện lỗi biến tần thường gặp

Khi sử dụng biến tần, người dùng có thể gặp phải một số lỗi phổ biến sau:

Lỗi quá dòng: Xảy ra khi động cơ tiêu thụ dòng điện cao hơn mức cho phép, thường do quá tải hoặc ngắn mạch.
Lỗi quá áp và hạ áp: Biến tần có thể báo lỗi khi nguồn cấp điện áp vào quá cao hoặc quá thấp so với mức điện áp định mức.
Lỗi nhiệt độ cao: Biến tần có thể ngừng hoạt động khi nhiệt độ trong thiết bị quá cao, thường do môi trường làm việc quá nóng hoặc hệ thống làm mát không hiệu quả.
Lỗi tần số quá cao hoặc quá thấp: Khi tần số đầu ra của biến tần không ổn định hoặc vượt quá giới hạn an toàn, có thể phát sinh lỗi.
Lỗi phản hồi encoder: Khi có sự cố về encoder hoặc không nhận được tín hiệu phản hồi từ encoder, biến tần có thể báo lỗi.
Lỗi mất pha: Nếu một hoặc nhiều pha của động cơ bị mất, biến tần sẽ dừng hoạt động để bảo vệ động cơ.
Lỗi điều khiển giao tiếp: Khi có vấn đề trong giao tiếp giữa biến tần và các hệ thống điều khiển khác như PLC hoặc máy tính, có thể xảy ra lỗi này.

Hiểu rõ và phát hiện sớm những lỗi này sẽ giúp người dùng có các biện pháp khắc phục kịp thời, duy trì hiệu quả hoạt động của biến tần và bảo vệ động cơ khỏi các hư hại không đáng có.

Biến tần Schneider và lỗi thường gặp

MÃ LỖI

DIỄN GIẢI

CbF

Lỗi ngắt mạch

CFF

Cấu hình không chính xác

LFF3

Lỗi mất 4-20mA AI3

LFFI

Lỗi mất tín hiệu ngõ vào AI

OCF

Quá dòng

OLC

Xử lý quá tải

OLF

Quá tải động cơ

OPF1

Mất 1 pha ngõ ra

OPF2

Mất 3 pha ngõ ra

PHF

Mất pha ngõ vào

SCF1

Ngắn mạch động cơ

SCF3

Lỗi ngắn mạch chạm đất

SCF4

Ngắn mạch IGBT

SLF1

Lỗi truyền thông

SOF

Quá tốc độ

USF

Thấp áp

Biến tần Hitachi và lỗi thường gặp

MÃ LỖI

DIỄN GIẢI

E01

Bị quá dòng khi tốc độ không đổi

E02

Quá dòng khi giảm tốc

E03

Quá dòng khi tăng tốc

E04

Quá dòng trong các điều kiện khác

E05

Báo lỗi quá tải

E06

Quá tải điện trở thắng

E07

Bị lỗi quá áp

E08

Lỗi EEPROM

E09

Bị lỗi thấp áp

E10

CT phát hiện dòng

E11

CPU gặp lỗi

E13

Lỗi USP

E14

Báo lỗi chạm đất

E15

Quá áp ngõ vào

E16

Mất công suất tạm thời

E20

Quá nhiệt vì quạt quay chậm

E21

Báo lỗi quá nhiệt

E23

Lỗi truyền thông mảng cổng

E24

Lỗi mất pha ngõ vào

E25

Lỗi trên board mạch chính

E30

Lỗi IGBT

E35

Lỗi điện trở nhiệt

E36

Lỗi thắng

E37

Lỗi dừng khẩn cấp

E38

Lỗi quá tải tốc độ thấp

E41

Lỗi truyền thông ModBus

Biến tần LS và lỗi thường gặp

MÃ LỖI

DIỄN GIẢI

LVT

Lỗi điện áp thấp

OLT

Lỗi quá tải

POT

Lỗi thiếu pha ngõ ra

GFT

Lỗi chạm đất

IOL

Lỗi quá tải

OCE, OC2

Lỗi quá dòng

ERR

Lỗi giao tiếp


Ứng dụng của biến tần

Biến tần ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, nhằm tiết kiệm chi phí khi phát huy được ưu điểm của biến tần như giảm giá thành bảo dưỡng, tăng tuổi thọ của thiết bị sản xuất, từ đó nâng cao lợi nhuận sản xuất.

Điều khiển động cơ.

Biến tần có khả năng kiểm soát thời gian gia tốc / giảm tốc của động cơ, hoặc bảo vệ quá tải, quá áp, thấp áp, quá nhiệt, quá dòng, thấp dòng giúp động cơ kéo dài tuổi thọ, hoạt động trơn tru.

Ngoài ra, còn được ứng dụng trong một số lĩnh vực phổ biến như: thang máy, máy cán kéo, máy ép phun, máy cuốn/nhả, hệ thống của động cơ HVAC, máy khuấy trộn, quay ly tâm… 

 Biến tần hitachi

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn

- HÀN MỸ VIỆT Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 203 - 205 Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP. HCM.

Phone: (028) 3821 6710 – 091 621 6710

Mail: hmv@hanmyviet.com

+ HÀN MỸ VIỆT Chi nhánh Hà Nội

Địa chỉ: 72 Bùi Ngọc Dương P. Bạch Mai, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội

Phone: Ms. Hiện 098.699.1948

+ HÀN MỸ VIỆT Chi nhánh Bắc Ninh

Địa chỉ: 6 Ngọc Hân Công Chúa, Khu Hòa Đình, Phương Võ Cường, Bắc Ninh.

Phone: Mr. Tiến 097.546.0366

+ HÀN MỸ VIỆT Chi nhánh Đà Nẵng

Địa chỉ: 26 Tăng Bạt Hổ , P Hải Châu II, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng.

Phone: Ms Hoa 033.636.3965

+ Chi nhánh TP.HCM Quận 5

Công Ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hưng Phú

Địa chỉ: 27 Triệu Quang Phục, Phường 10, Quận 5, TP.HCM .

Phone: 190 063 3459 – (028) 7300 3459

+ Chi nhánh Bình Dương

Công Ty TNHH Điện Tự Động Hưng Việt

Địa chỉ: 1/3 Khu Phố Bình Đức 2, Phường Bình Hòa, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Phone: (0274) 363 6508 – 090 310 8416
+ Chi nhánh Đồng Nai 
Địa chỉ: 76/1 Phạm Văn Thuận, Khu phố 1, P. Bình Đa, Biên Hòa, Đồng Nai
Phone: 0973 490 924 -0333 053 606 – 0333 102 463