견해: ..

Mô Hình Giải Pháp Ứng Dụng IoT Trong Công Nghiệp

IoT, viết tắt của "Internet of Things" hay còn gọi là "Internet của các vật thể", đề cập đến mạng lưới các thiết bị và cảm biến kết nối qua Internet. Hệ thống này cho phép các thiết bị từ đơn giản đến phức tạp, từ cửa hàng tự động đến máy bay không người lái, trao đổi thông tin và tự động thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây cần sự can thiệp của con người hoặc máy tính. IoT mang lại trí tuệ kỹ thuật số cho các thiết bị vốn thụ động, cho phép chúng tương tác dữ liệu tự động, làm mờ ranh giới giữa thế giới số và thực tế, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Lợi ích Ứng Dụng iOT

  • Tăng hiệu quả hoạt động: IoT giúp tự động hóa các công việc thủ công, làm cho quy trình sản xuất được tối ưu hóa, giảm thời gian ngừng hoạt động và tăng năng suất lao động.
  • Giảm chi phí vận hành: Việc tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí bảo trì, sửa chữa cũng như thay thế thiết bị là những yếu tố giúp giảm đáng kể chi phí vận hành.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: IoT cho phép kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ hơn, giúp giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm hỏng hay lỗi.
  • Cải thiện an toàn lao động: Công nghệ giúp giảm thiểu các tai nạn lao động và đảm bảo một môi trường làm việc an toàn hơn cho người lao động.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Dựa trên dữ liệu thu thập được, các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn có thể được đưa ra, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.


giai-phap-iot

Tại sao phải chọn ứng dụng iOT

Tối ưu khả năng sử dụng máy móc

Quản lý được năng lượng tiêu thụ

Tự động báo cáo theo yêu cầu

Tăng độ tin cậy dữ liệu – giảm chi phí phân công

Giám sát theo thười gian thực

Bảo trì dự báo

Các cảm biến có thể được gắn tại vị trí quan trọng như nhiệt độ tử điều khiển trung tâm, động cơ chính, cảm biến rung,…

Dữ liệu về được phân tích và đưa ra dự báo khả năng hư hỏng ngya từ khi nó bắt đầu phát sinh, giảm nhiệt độ do thười gian dừng máy gây ra.
gia-phap-iOT

Cấu Trúc Hệ Thống IoT

Cấu trúc cơ bản của một hệ thống Internet of Things (IoT) gồm có:

- Thiết bị (Things): Bao gồm tất cả các thiết bị điện tử tham gia vào hệ thống, có khả năng kết nối và trao đổi thông tin.

- Trạm kết nối (Gateways): Làm nhiệm vụ kết nối các nhóm thiết bị với nhau và truyền dữ liệu tới hệ thống máy chủ hoặc các trạm kết nối khác.

- Hạ tầng mạng (Network and Cloud): Cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để xây dựng và duy trì hệ thống IoT.

- Bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers): Chịu trách nhiệm quản lý và phân tích dữ liệu từ các thiết bị, đồng thời đưa ra các mệnh lệnh và giải pháp dựa trên các chương trình được lập trình sẵn.

Ngày càng có nhiều ứng dụng của IoT trong cuộc sống hàng ngày nhờ vào những lợi ích nổi bật mà nó mang lại, bao gồm:

- Tính kết nối và thống nhất cao: Tất cả thiết bị trong hệ thống đều được liên kết chặt chẽ với nhau.

- Tốc độ truyền dữ liệu nhanh: Tối ưu hóa thời gian và công sức của con người nhờ vào khả năng chia sẻ dữ liệu nhanh chóng.

- Hệ thống thông minh: Cung cấp các giải pháp tự động hóa, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Nâng cao hiệu suất hoạt động: IoT giúp tăng hiệu suất vận hành của các thiết bị máy tính, đảm bảo tính chính xác và giảm thiểu sự cố do con người gây ra.

giai-phap-iOT

Ứng dụng tiêu biểu của giải pháp IoT trong ngành công nghiệp:                                                                       

- Giám sát thiết bị và máy móc: Các cảm biến IoT có thể theo dõi các yếu tố như nhiệt độ, độ rung và áp suất của máy móc để nhận diện sớm các vấn đề kỹ thuật tiềm ẩn, cho phép tiến hành bảo trì dự đoán để tránh sự cố không mong muốn.                                

- Quản lý tiêu thụ năng lượng: Các giải pháp IoT giúp theo dõi và phân tích mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị, giúp tối ưu hóa sử dụng năng lượng và giảm chi phí hoạt động.

- Theo dõi kho hàng: Các hệ thống IoT giám sát chặt chẽ vị trí và số lượng hàng hóa trong kho, hỗ trợ việc tự động đặt hàng và đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu luôn đủ.

- Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Việc sử dụng IoT cho phép theo dõi liên tục các thông số trong quá trình sản xuất, giúp phát hiện và giải quyết sớm các lỗi sản phẩm, nâng cao chất lượng cuối cùng.

- Quản lý chuỗi cung ứng: IoT cung cấp khả năng theo dõi liên tục vị trí và tình trạng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển, đảm bảo các đơn hàng được giao đúng hạn, tăng hiệu quả logistic.

- Ngoài ra giải pháp còn có nhiều ứng dụng khác ……..

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn 

- HÀN MỸ VIỆT Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 203 - 205 Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP. HCM.

Phone: (028) 3821 6710 – 091 621 6710

Mail: hmv@hanmyviet.com

+ HÀN MỸ VIỆT Chi nhánh Hà Nội

Địa chỉ: 72 Bùi Ngọc Dương P. Bạch Mai, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội

Phone: Ms. Hiện 098.699.1948

+ HÀN MỸ VIỆT Chi nhánh Bắc Ninh

Địa chỉ: 6 Ngọc Hân Công Chúa, Khu Hòa Đình, Phương Võ Cường, Bắc Ninh.

Phone: Mr. Tiến 097.546.0366

+ HÀN MỸ VIỆT Chi nhánh Đà Nẵng

Địa chỉ: 26 Tăng Bạt Hổ , P Hải Châu II, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng.

Phone: Ms Hoa 033.636.3965

+ Chi nhánh TP.HCM Quận 5

Công Ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hưng Phú

Địa chỉ: 27 Triệu Quang Phục, Phường 10, Quận 5, TP.HCM .

Phone: 190 063 3459 – (028) 7300 3459

+ Chi nhánh Bình Dương

CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỰ ĐỘNG HƯNG VIỆT

Địa chỉ: 1/3 Khu Phố Bình Đức 2, Phường Bình Hòa, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Phone: (0274) 363 6508 – 090 310 8416

+ Chi nhánh Đồng Nai

CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA HỢP KHANG

Địa chỉ: 76/1 Phạm Văn Thuận, Khu phố 1, P. Bình Đa, Biên Hòa, Đồng Nai

Phone: (0251) 6290 790 – 3813 305